TraCuuThuocTay.com chia sẻ: Thuốc Cadiazith 500 điều trị bệnh gì?. Cadiazith 500 công dụng, tác dụng phụ, liều lượng.
BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Thuốc Cadiazith 500 giá bao nhiêu? mua ở đâu? Tp HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng. Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây.
Cadiazith 500
Thành phần:
Nhà sản xuất: | Công ty TNHH US Pharma USA – VIỆT NAM | ||
Nhà đăng ký: | |||
Nhà phân phối: |
Chỉ định:
– Trong những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục ở cả nam và nữ, Azithromycin được chỉ định trong:
+ Nhiễm khuẩn đường sinh dục không biến chứng do Chlamydia trachomatis
+ Nhiễm khuẩn đường sinh dục không biến chứng do Neisseria gonorrhoeae không đa kháng (sau khi loại trừ nhiễm đồng thời Treponema pallidum).
+ Dự phòng nhiễm Mycobacterium avium – intracellulare (MAC) ở bệnh nhân nhiễm HIV dùng đơn độc hay phối hợp với rifabutin.
– Azithromycin được chỉ định trong viêm kết mạc do Chlamydia trachomatis (bệnh mắt hột).
Liều lượng – Cách dùng
Sử dụng liều giống như liều dùng cho người lớn.
Đối với trẻ em cân nặng dưới 15 kg, nên dùng Azithromycin dạng hỗn dịch uống. Trẻ em có cân nặng > 45 kg: dùng liều như người lớn.
Chống chỉ định:
Tương tác thuốc:
– Dẫn chất nấm cựa gà: Không sử dụng đồng thời Azithromycin với các dẫn chất nấm cựa gà vì có khả năng gây ngộ độc.
– Các thuốc kháng acid: Khi cần thiết phải sử dụng, Azithromycin chỉ được dùng trước ít nhất 1 giờ hoặc sau 2 giờ sau khi dùng các thuốc kháng acid.
– Carbamazepin: Trong nghiên cứu dược động học ở những người tình nguyện khoẻ mạnh, không thấy ảnh hưởng nào đáng kể tới nồng độ carbamazepin hoặc các sản phẩm chuyển hoá trong huyết tương.
– Cimetidin: Dược động học của Azithromycin không bị ảnh hưởng nếu uống một liều cimetidin trước khi sử dụng Azithromycin 2 giờ.
– Cyclosporin: Một số kháng sinh nhóm macrolid gây trở ngại đến sự chuyển hoá của cyclosporin, vì vậy cần theo dõi nồng độ và điều chỉnh liều dùng của cyclosporin cho thích hợp.
– Digoxin: Đối với một số người bệnh, Azithromycin có thể ảnh hưởng đến chuyển hoá Digoxin trong ruột. Vì vậy khi sử dụng đồng thời 2 thuốc này, cần phải theo dõi nồng độ Digoxin vì có khả năng làm tăng hàm lượng digoxin.
– Methylprednisolon: Những nghiên cứu được thực hiện trên những người tình nguyện khoẻ mạnh đã chứng tỏ rằng Azithromycin không có ảnh hưởng đáng kể nào đến dược động học của methylprednisolon.
– Theophylin: Chưa thấy bất kỳ ảnh hưởng nào đến dược động học khi sử dụng đồng thời Azithromycin và Theophylin ở những người tình nguyện khoẻ mạnh, nhưng nói chung nên theo dõi nồng độ Theophylin khi sử dụng đồng thời 2 thuốc này cho người bệnh.
– Warfarin: Khi nghiên cứu về dược động học trên những người tình nguyện khoẻ mạnh dùng liều đơn 15 mg Warfarin, Azithromycin không ảnh hưởng đến tác dụng chống đông máu. Có thể sử dụng 2 thuốc này đồng thời nhưng vẫn cần theo dõi thời gian đông máu của người bệnh.
Tác dụng phụ:
Tác dụng ngoại ý chủ yếu xảy ra ở đường tiêu hoá như chán ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy (hiếm khi dẫn đến mất nước), khó tiêu, co cứng cơ bụng, táo bón, đầy bụng thỉnh thoảng xảy ra.
ảnh hưởng đến thính giác: sử dụng lâu dài với liều cao, Azithromycin có thể làm giảm sức nghe có hồi phục ở một số người bệnh.
Hiếm khi có những báo cáo về rối loạn vị giác.
Các trường hợp bất thường chức năng gan bao gồm: viêm gan và vàng da ứ mật đã được báo cáo.
Choáng váng/ chóng mặt, co giật (như đã quan sát được với các macrolid khác), nhức đầu và buồn ngủ đã được báo cáo.
Cơn giảm bạch cầu trung tính nhẹ, thoáng qua đôi khi xuất hiện trong các thử nghiệm lâm sàng mặc dù chưa xác định được mối liên quan với Azithromycin.
Các phản ứng dị ứng bao gồm nổi ban, nhạy cảm với ánh sáng, đau khớp, phù nề, mày đay, phù mạch và phản vệ.
Hiếm khi có phản ứng da trầm trọng bao gồm ban đỏ đa dạng, hội chứng Stevén-Johnson và hoại tử thượng bì nhiễm độc.
Viêm thận kẽ và suy thận cấp, đau khớp, kích động, lo âu, viêm âm đạo đã được báo cáo.
Chú ý đề phòng:
Chưa có số liệu về sử dụng Azithromycin cho bệnh nhân suy thận với độ thanh thải creatinin Do gan là đường đào thải chính của Azithromycin nên cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho những bệnh nhân suy gan nặng.
Giống như các kháng sinh khác, nên quan sát để phát hiện kịp thời các dấu hiệu bội nhiễm do các vi khuẩn không nhạy cảm kể cả nấm.
Bảo quản:
Thông tin thành phần Azithromycin
Thuốc có tác dụng diệt khuẩn mạnh bằng cách gắn với ribosom của vi khuẩn gây bệnh, ngăn cản quá trình tổng hợp protein của chúng. Tuy nhiên, cũng đã có kháng chéo với erythromycin, vì vậy cần cân nhắc cẩn thận khi sử dụng azithromycin do đã lan rộng vi khuẩn kháng macrolid ở Việt Nam.
Azithromycin có tác dụng tốt trên các vi khuẩn Gram dương như Streptococcus, Pneumococcus, Staphylococcus aureus. Các nghiên cứu tiến hành ở Việt Nam cho thấy các loài này kháng nhóm macrolid ở tỷ lệ khoảng 40%; vì vậy phần nào làm khả năng sử dụng azithromycin bị hạn chế ít nhiều. Một số chủng vi khuẩn khác cũng rất nhạy cảm với azithromycin như: Corynebacterium diphtheriae, Clostridium perfringens, Peptostreptococcus và Propionibacterium acnes. Cần luôn luôn nhớ rằng các chủng vi sinh vật kháng erythromycin có thể cũng kháng cả azithromycin như những chủng Gram dương, kể cả các loài Enterococcus và hầu hết các chủng Staphylococcus kháng methicilin đã hoàn toàn kháng đối với azithromycin.
Azithromycin có tác dụng tốt trên các vi khuẩn Gram âm như: Haemophilus influenzae, parainfluenzae, và ducreyi, Moraxella catarrrhalis, Acinetobacter, Yersinia, Legionella pneumophilia, Bordetella pertussis, và parapertussis; Neisseria gonorrhoeae và Campylobacter sp.. Ngoài ra, kháng sinh này cũng có hiệu quả với Listeria monocytogenes, Mycobacterium avium, Mycoplasma pneumoniae và hominis, Ureaplasma urealyticum, Toxoplasma gondii, Chlamydia trachomatis và Chlamydia pneumoniae, Treponema pallidum và Borrelia burgdorferi. Azithromycin có tác dụng vừa phải trên các vi khuẩn Gram âm như E. coli, Salmonella enteritis và Salmonella typhi, Enterobacter, Acromonas hydrophilia, Klebsiella. Các chủng Gram âm thường kháng azithromycin là Proteus, Serratia, Pseudomonas aeruginosa và Morganella.
Nhìn chung, azithromycin tác dụng trên vi khuẩn Gram dương yếu hơn một chút so với erythromycin, nhưng lại mạnh hơn trên một số vi khuẩn Gram âm trong đó có Haemophilus.
– Phân bố: Phân bố rộng khắp cơ thể, chủ yếu vào các mô như phổi, amidan,tiền liệt tuyến, bạch cầu hạt và đại thực bào…, cao hơn trong máu nhiều lần, tuy nhien nồng độ thuốc trong hệ thống thần kinh trung ương rất thấp.
– Chuyển hoá: Một lượng nhỏ azithromucin bị khử methyl trong gan, và được đào thải qua mật ở dụng không biến đổi và một phần ở dạng không chuyển hoá.
– Thải trừ: Khoảng 6% liều uống thải trừ qua nước tiểu trong vòng 72h dưới dạng không biến đổi.
Thuốc có tỷ lệ sinh khả dụng 37%. Sự tiết qua mật của azithromycin, chủ yếu dưới dạng không đổi, là đường đào thải chủ yếu; khoảng 6% liều sử dụng được tìm thấy trong nước tiểu. Thời gian bán hủy đào thải trong huyết tương là 2 đến 4 ngày.
Azithromycin cho thấy hoạt tính in vitro trên nhiều vi khuẩn Gram dương và Gram âm bao gồm Streptococcus pneumoniae, Streptococcus pyogenes (nhóm A) và các loài Streptococcus khác; Staphylococcus aureus, Corynebacterium diphtheriae, Haemophilus influenzae, Haemophilus parainfluenzae, Branhamella catarrhalis, Bacteroides fragilis, Escherichia coli, Bordetella pertusis, Bordetella parapertusis, Shigella sp., Pasteurella sp., Vibrio sp., Peptococcus sp. và Peptostreptococcus sp., Fusobacterium necrophorum, Fusobacterium propionibacterium acnes, Yersinia sp., Clostridium perfringens, Borrelia burgdorferi, Haemophilus ducreyi, Neisseria gonorrhoeae, Chlamydia trachomatis, Chlamydia pneumoniae.
Azithromycin cũng cho thấy hoạt tính trên Legionella pneumophilla, Mycoplasma pneumoniae, Mycoplasma pneumoniae, Mycoplasma hominis, Mycobacterium avium, Campylobacter sp., Ureaplasma urealyticum, Toxoplasma gondii và Treponema pallidum.
Người lớn: Liều đơn 1g (2 viên nén) azithromycin cho hiệu quả chữa bệnh trong các nhiễm Chlamydia trachomatis lây truyền qua đường tình dục. Những nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm khác: 500mg/ngày (1 viên nén/ngày) mỗi ngày một lần, trong vòng 3 ngày [tổng liều là 1,5 g (3 viên nén)].
Có thể dùng theo phác đồ khác là dùng liều đơn 500mg (1 viên nén) vào ngày thứ nhất sau đó 250 mg (1/2 viên nén) mỗi ngày một lần, trong 4 ngày [tổng liều trong 5 ngày là 1,5g].
Trẻ em: Nên dùng dạng hỗn dịch Azithromycin cho trẻ em có cân nặng dưới 45kg (liều cho trẻ em là 10mg/kg/ngày, trong 3 ngày). Liều lượng cho trẻ em trên 45 kg cũng tương tự như liều dùng cho người lớn. Không nên dùng thuốc trong bữa ăn (nên dùng 1 giờ trước khi ăn hoặc 2 giờ sau khi ăn).
Liều lượng cho trẻ em dưới 45kg:
<15kg (6 tháng- <3 tuổi): Tổng liều hàng ngày là 10mg/kg. Nên dùng mỗi ngày một lần trong 3 ngày.
15-25kg (3-7 tuổi): 1 muỗng lường (kèm trong hộp) (5ml = 200mg) mỗi ngày một lần trong 3 ngày.
26-35kg (8-11 tuổi): 1,5 muỗng lường (7,5ml = 300mg) mỗi ngày một lần trong 3 ngày.
36-45 kg (12-14 tuổi): 2 muỗng lường (10 ml = 400mg) mỗi ngày một lần trong 3 ngày.
Chưa có thông tin về hiệu quả và tính an toàn của azithromycin sử dụng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi; do đó không nên dùng thuốc cho trẻ em ở nhóm tuổi này.
Pha hỗn dịch:
– Lắc kỹ chai bột dùng để pha hỗn dịch azithromycin.
– Xoay để mở nắp ống nhựa kèm trong hộp.
– Thêm nước cất trong ống vào chai và lắc kỹ.
Hỗn dịch đã pha ổn định trong 5 ngày ở nhiệt độ phòng.
Thỉnh thoảng có giảm tạm thời bạch cầu trung tính trong các thử nghiệm lâm sàng, mặc dù chưa xác định mối liên quan hệ quả với sự sử dụng azithromycin.
Trong trường hợp xảy ra phản ứng không mong đợi, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và TraCuuThuocTay.com tổng hợp.
Cần tư vấn thêm về Thuốc Cadiazith 500 tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu? bình luận cuối bài viết.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm y tế
- Nội dung của TraCuuThuocTay.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Cadiazith 500 tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu? và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp.
- Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm y tế nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.
- Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn.
The post Thuốc Cadiazith 500 tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu? appeared first on Tra Cứu Thuốc Tây.
Dẫn nguồn từ Tra Cứu Thuốc Tây https://tracuuthuoctay.com/thuoc-cadiazith-500-tac-dung-lieu-dung-gia-bao-nhieu/ #dscaothanhhung, #tracuuthuoctay,
Nhận xét
Đăng nhận xét