Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2020

16 thực phẩm giàu vitamin B3 giúp bạn khỏe mạnh

Thực phẩm giàu vitamin B3 sẽ giúp bạn bổ sung dinh dưỡng và cải thiện sức khỏe tốt hơn. Vậy vitamin B3 có trong thực phẩm nào? Vitamin B3 (Niacin) là một chất dinh dưỡng thiết yếu nhưng cơ thể bạn không thể tự sản xuất được mà phải hấp thụ qua thực phẩm. Khẩu phần ăn khuyến nghị ( RDA – Recommended Dietary Allowance ) cho chất dinh dưỡng này là 16mg/ngày đối với nam giới và 14mg/ngày đối với phụ nữ. Tuy nhiên, vitamin này có thể hòa tan trong nước và theo lượng nước thừa của cơ thể bài tiết ra ngoài qua nước tiểu thay vì lưu trữ trong cơ thể. Do đó, bạn cần phải thường xuyên tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin B3 để đảm bảo dinh dưỡng. Vậy vitamin B3 có trong thực phẩm nào? Bạn hãy cùng tìm hiểu 16 loại thực phẩm giàu vitamin B3 sau đây nhé. 1. Gan Gan là một trong những thực phẩm giàu vitamin B3. Một khẩu phần gan bò nấu chín 85g có thể cung cấp 14,7mg vitamin B3 (với 91% RDA cho nam giới và hơn 100% RDA đối với nữ giới). Gan gà cũng là một nguồn thực phẩm tốt, có thể cung cấp 73%

Aspegic

Tên hoạt chất: Lysine acetylsalicylate Tên biệt dược: Aspegic Tác dụng Tác dụng của thuốc Aspegic là gì? Thuốc Aspegic chứa hoạt chất lysine acetylsalicylate là một dẫn xuất của axit acetylsalicylic (aspirin). Do đó, nó được phân loại vào nhóm thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs), được chỉ định dùng cho: Điều trị triệu chứng đau từ nhẹ đến trung bình Hạ sốt Kháng viêm và các bệnh ở khớp như viêm khớp dạng thấp , đau thắt lưng trong thời gian ngắn Bạn chỉ dùng thuốc này khi được bác sĩ kê đơn thuốc. Liều dùng Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc. Liều dùng thuốc Aspegic cho người lớn như thế nào? – Dạng uống: Người lớn: uống 500–1.000mg/lần, uống tối đa 3g/ngày. Người cao tuổi: uống 500–1.000mg/lần, uống tối đa 2g/ngày. – Dạng tiêm: Thuốc này có thể ở dạng tiêm dùng qua đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Nếu tiêm truy

Viêm quầng

Tìm hiểu chung Viêm quầng là gì? Viêm quầng (erysipelas) là một bệnh nhiễm trùng xảy ra ở lớp trên của da. Chúng khá tương đồng với một bệnh lý ở da khác có tên là viêm mô tế bào (cellulitis) nhưng không nhiễm sâu xuống lớp dưới của da. Cả hai căn bệnh này đều có những triệu chứng tương tự nhau và được điều trị theo cùng một cách. Viêm quầng thường do vi khuẩn streptococcus nhóm A gây ra, cùng một loại vi khuẩn gây viêm họng do liên cầu khuẩn . Tình trạnh viêm nhiễm này ảnh hưởng đến lớp thượng bì và trung bì, lan đến mạch bạch huyết ở bề mặt da. Triệu chứng Những dấu hiệu và triệu chứng viêm quầng Ban đầu, tình trạng này xuất hiện dưới dạng những tổn thương khu trú tại một số vùng da gây đau và đỏ. Các tổn thương sau đó nhanh chóng tiến triển thành màu đỏ tươi, sáng hơn và lan rộng ra xung quanh. Bạn có thể cảm thấy đau, ấm nóng ở vùng da này và nhìn trông giống như vỏ cam. Các đặc trưng khác của tổn thương da trong viêm quầng gồm: Vùng da bị ảnh hưởng có một đường viền rõ r

Ám ảnh chuyên biệt

Tìm hiểu chung Ám ảnh chuyên biệt là gì? Ám ảnh chuyên biệt là một nỗi sợ hãi rất lớn và không rõ lý do về các đồ vật hoặc tình huống ít gây ra nguy hiểm nhưng khiến người bệnh lo lắng và tránh né. Không giống với những lo lắng tạm thời khi bạn chuẩn bị phát biểu hoặc làm bài kiểm tra, ám ảnh chuyên biệt thường kéo dài, gây ra các phản ứng cả về thể chất và tâm lý mạnh mẽ, ảnh hưởng không ít đến các hoạt động thường ngày. Có thể nói đây là loại ám ảnh phổ biến nhất trong chứng rối loạn lo âu . Thực tế, không phải tất cả các loại ám ảnh đều cần điều trị, chỉ những tình trạng ảnh hưởng đến cuộc sống hàng mới cần được chữa trị. Các dạng ám ảnh chuyên biệt Tình trạng ám ảnh này gồm có 5 nhóm chính: Ám ảnh động vật (như chó, rắn hoặc nhện) Ám ảnh môi trường thiên nhiên (như độ cao, bão, nước) Ám ảnh về chấn thương và máu (như nhìn thấy máu, lấy máu để xét nghiệm) Ám ảnh về không gian (như đi máy bay, lặn, đi thang máy, căn phòng kín) Ám ảnh khác (như âm thanh lớn hoặc những nhân

Viêm họng có mủ: Bệnh rất dễ lây

Viêm họng có mủ, viêm họng mủ hoặc viêm họng mủ trắng là những thuật ngữ nói về bệnh ở đường hô hấp ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh xuất hiện khi họng bị virus xâm nhập gây sưng và viêm trong thời gian dài. Hầu hết những người bị viêm họng mủ đều có mùi khó chịu ở khoang miệng và hơi thở. Nguyên nhân gây bệnh do đâu, làm thế nào để khắc phục? Mời bạn cùng tìm hiểu ở bài viết này. Nguyên nhân gây viêm họng có mủ Khi mầm bệnh xâm nhập, cơ thể phải kích hoạt khả năng chống lại yếu tố nhiễm trùng. Nếu các loại mầm bệnh “trú ngụ” ở cổ họng, các hạch bạch huyết và mô bạch huyết xung quanh khu vực này cũng sẽ được kích hoạt để ngăn chặn những tổn thương do mầm bệnh gây ra. Trong quá trình đó, các tuyến bạch huyết có thể bị sưng lên. Những tế bào dưới da cũng trở nên mấp mô, gồ ghề gây ra tình trạng viêm họng . Trong nhiều trường hợp, nếu bạn không áp dụng những cách chữa viêm họng trong giai đoạn này, bệnh có thể tạo ra một phiên bản khác khó chịu hơn là viêm họng có mủ. Khu vực bị tổn

7 tác dụng của nước ép dứa với sức khỏe

Tác dụng của nước ép dứa không chỉ bổ sung dinh dưỡng mà còn có thể mang đến những lợi ích sức khỏe như cải thiện tiêu hóa, tăng cường sức khỏe tim mạch… Thậm chí, nước ép dứa cũng có thể giúp bạn giảm viêm và ngăn ngừa ung thư đấy!  Nước ép dứa là một loại đồ uống nhiệt đới phổ biến mà nhiều nền văn hóa sử dụng như một phương thuốc dân gian để điều trị hoặc ngăn ngừa các loại bệnh khác nhau. Bạn hãy cùng tìm hiểu 7 tác dụng của nước ép dứa dưới đây để không bỏ lỡ loại thức uống dinh dưỡng này nhé. 1. Nước ép dứa giàu chất dinh dưỡng Nước ép dứa có thể cung cấp cho bạn nhiều nguồn dinh dưỡng khác nhau. Một cốc nước dứa (240ml) có thể chứa những nguồn dinh dưỡng dưới đây: Calo: 132 Carb: 33g Đường: 25g Kali: 7% DV (*) Magie: 7% DV Đồng: 19% DV Folate: 11% DV Mangan: 55% DV Protein: ít hơn 1g Chất xơ: ít hơn 1g Thiamine: 12% DV Chất béo: ít hơn 1g Vitamin C: 14% DV Vitamin B6: 15% DV Nước ép dứa đặc biệt giàu mangan, đồng, vitamin B6 và vitamin C . Những chất dinh dư

Chứng ăn cắp vặt (trộm cắp bệnh lý)

Tìm hiểu chung Chứng ăn cắp vặt là gì? Chứng ăn cắp vặt (kleptomania), hay còn gọi là trộm cắp bệnh lý, là tình trạng người bệnh không thể ngăn cản ham muốn lấy trộm một vài đồ vật nhưng không phải do nhu cầu hoặc giá trị của chúng. Đây là một rối loạn tâm thần hiếm gặp nhưng nghiêm trọng. Chứng bệnh này có thể ảnh hưởng đến cảm xúc của chính người bệnh hoặc người thân nếu không được điều trị. Trộm cắp bệnh lý thuộc loại rối loạn kiểm soát xung động (impulse control disorder) – một rối loạn đặc trưng bởi các vấn đề liên quan đến khả năng tự kiểm soát cảm xúc và hành vi. Những người bị rối loạn kiểm soát xung động có thể thực hiện những hành động làm tổn thương chính mình hoặc người khác. Họ không có khả năng chống lại các xung động thần kinh và gây ra những hành vi lặp đi lặp lại. Triệu chứng Những dấu hiệu và triệu chứng chứng ăn cắp vặt Các triệu chứng cho thấy một người có khả năng mắc chứng ăn cắp vặt gồm: Không thể ngừng lại ham muốn lấy trộm các đồ vật mà bản thân không