Chuyển đến nội dung chính

Thuốc Katrypsin: Công dụng, liều dùng & cách dùng thuốc

Katrypsin thuốc gì? Công dụng và giá thuốc? chỉ định, cách sử dụng, tác dụng phụ thuốc. Hãy cùng tracuuthuoctay tìm hiểu thông tin thuốc Katrypsin qua bài viết này.

Thuốc Katrypsin là thuốc gì?

Thuốc Katrypsin là thuốc điều trị viêm phù nề. Trong các trường hợp bệnh nhân bị vị viêm phù nề sau khi mổ hay bị thương nặng, chấn thương, phẫu thuật,..

Thuốc điều trị sưng, phù nề rất tốt. Thuốc có thành phần chính là hoạt chất alphachymotrypsin, thành phần này hoạt động theo cơ chế làm lỏng dịch tiết đường hô hấp trên và thành phần Enzyme dễ phân hủy; thành phần này sẽ có thể ảnh hưởng đến chất lượng thuốc. Vì vậy, khi sử dụng chúng ta cần phải chú ý đến việc bảo quản thuốc, thánh để thuốc bị ẩm.

Thông tin thuốc Katrypsin

  • Nhóm thuốc: Thuốc giảm đau, hạ sốt, Nhóm chống viêm không Steroid, Thuốc điều trị Gút và các bệnh xương khớp
  • Dạng bào chế:Viên nén phân tán
  • Đóng gói:Hộp 2 vỉ x 10 viên; hộp 10 vỉ x 10 viên; hộp 50 vỉ x 10 viên
  • Thành phần: Alphachymotrypsin (tương đương 4,2 mg Alphachymotrypsin) 4200 đơn vị USP
  • SĐK:VD-26175-17
  • Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Dược phẩm Khánh Hòa – VIỆT NAM
  • Nhà đăng ký: Công ty cổ phần Dược phẩm Khánh Hòa

Liều dùng Katrypsin như thế nào

Thuốc có thể dùng đường uống:

  • Nuốt 2 viên (4,2 mg – 4200 đơn vị chymotrypsin USP hay 21 microkatal ) x 3- 4 lần mỗi ngày.
  • Ngậm dưới lưỡi 4 – 6 viên mỗi ngày chia làm nhiều lần (phải để viên nén tan dần dưới lưỡi)

Cách dùng thuốc Katrypsin

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Nên thể tham khảo ý kiến bác sĩ về cách dùng thuốc Katrypsin.

Có thể sử dụng thuốc theo hai cách đó là dùng theo đường uống và ngậm. Nếu dùng theo đường uống, bạn nên uống thuốc với 1 cốc nước đầy.

Tốt nhất nên uống thuốc sau khi ăn. Tuyệt đối không uống thuốc trong lúc dạ dày trống rỗng để tránh thuốc gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày.

Trường hợp sử dụng Katrypsin theo phương pháp ngậm, các bạn chỉ cần lấy lượng thuốc vừa đủ ngậm dưới lưỡi cho đến khi thuốc tan hoàn toàn.

Tác dụng của Katrypsin

Thuốc có lợi trong các cơ sở lâm sàng như xơ hóa do xạ trị, viêm phổi do bleomycin và ức chế miễn dịch, chống phù nề. Hoạt chất này được đi kèm với sự sản xuất yếu tố tăng trưởng biến đổi quá mức-β (TGF-β).

Người ta đã chứng minh rằng các enzyme phân giải protein làm giảm nồng độ TGF-serum trong huyết thanh bằng cách chuyển đổi chất ức chế protease α2 macroglobulin (α2M) từ dạng chậm thành dạng nhanh, trong đó dạng nhanh của mối liên kết nhanh và vô hiệu hóa TGF-. Từ đó mà các phản ứng viêm cũng như phù nề được đẩy lùi một cách hiệu quả.

Chống chỉ định sử dụng thuốc Katrypsin

Katrypsin chống chỉ định ở những trường hợp sau:

  • Người có tiền sử bị dị ứng với thành phần của thuốc hoặc bệnh nhân có cơ địa mẫn cảm với thuốc.
  • Bệnh nhân bị viêm đau dạ dày hoặc mắc các bệnh lý liên quan dạ dày như trào ngược dạ dày thực quản, viêm đau dạ dày,…
  • Người sử dụng thuốc cho vết thương hở hoặc bị tăng áp suất dịch kính.
  • Bệnh nhân bị phổi tắc nghẽn mãn tĩnh hoặc phế thũng.
  • Người bệnh bị giảm alpha-1 antitrypsin hoặc mắc chứng thận hư.
  • Bệnh nhân bị rối loạn đông máu do di truyền hoặc không do di truyền.
  • Bệnh nhân chuẩn bị phẫu thuật hoặc vừa mới phẫu thuật xong.
  • Người dùng liệu pháp trị liệu kháng đông.

Có thể bạn quan tâm nhóm thuốc chữ :

Thận trong khi sử dụng thuốc Katrypsin

Các bác sĩ khuyên bạn nên thận trọng trong các trường hợp sau:

  • Thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
  • Báo cáo với bác sĩ khi đã đang hoặc sẽ sử dụng thêm bất kì loại thuốc nào.
  • Ngưng sử dụng và đến ngay cơ sở y tế để có những lời khuyên của bác sĩ khi có những dấu hiệu quá liều.
  • Các trường hợp được chỉ định liều dùng từ phía bác sĩ thì không được tự ý thay đổi liều để tránh các tác dụng phụ và đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Ấn định thời gian sử dụng thuốc vào các ngày trong tuần, tránh trường hợp dùng thuốc quá gần hoặc quá xa lần dùng trước đó.

Chú ý:

  • Không sử dụng thuốc bị mốc, chảy nước hay đổi màu.
  • Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em.
  • Tránh ánh nắng trực tiếp, tia UV, độ ẩm cao. Để ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

  • Gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
  • Tất nhiên, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Nên làm gì nếu quên một liều?

  • Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt.
  • Nhưng nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch.
  • Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ của thuốc Katrypsin

Không có bất kỳ tác dụng phụ lâu dài nào do sử dụng alphachymotrypsin ngoại trừ các đối tượng đã nêu trong mục thận trọng.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ở liều thường dùng các enzym không được phát hiện trong máu sau 24 – 48 giờ. Các tác dụng phụ tạm thời có thể thấy (nhưng biến mất khi ngưng điều trị hoặc giảm liều) thay đổi màu sắc, độ rắn và mùi của phân. Một vài trường hợp đặc biệt có thể bị rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, nặng bụng, tiêu chảy, táo bón hoặc buồn nôn.

Với liều cao, phản ứng dị ứng nhẹ như đỏ da có thể xảy ra.

Tương tác Katrypsin

Hiệu quả của thuốc có thể bị thay đổi hoặc thuốc có thể làm thay đổi hiệu quả của một số loại thuốc khác. Chẳng hạn như: acetylcystein, thuốc kháng đông… Để hạn chế tình trạng này nên thông báo đầy đủ với bác sĩ về các loại thuốc mà bạn đang dùng. Kể cả đó là thuốc đông y, thuốc không kê toa hay thực phẩm chức năng.

Một số thực phẩm có thể làm thay đổi hoạt động của thuốc nên bác sĩ sẽ trao đổi kĩ với bạn về vấn đề này. Tuyệt đối không nên sử dụng rượu bia khi đang sử dụng thuốc.

Cách bảo quản thuốc Katrypsin

  • Bạn nên bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, khô thoáng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
  • Bạn không nên bảo quản thuốc trong tủ lạnh.
  • Bạn hãy giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.
  • Bạn không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước.

Chú ý: Thông tin bài viết trên đây về Katrypsin liên quan đến tác dụng của thuốc và cách sử dụng với mục đích chia sẻ kiến thức, giới thiệu các thông tin về thuốc để cán bộ y tế và bệnh nhân tham khảo. Tùy vào từng trường hợp và cơ địa sẽ có toa thuốc và cách điều trị riêng. Người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc, mọi thông tin sử dụng thuốc phải theo chỉ định bác sĩ chuyên môn.

Nguồn uy tín: Tra Cứu Thuốc Tây không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Dược sĩ Cao Thanh Hùng


Câu hỏi thường gặp về thuốc:

Những ai nên dùng thuốc Katrypsin?

Katrypsin thường được dùng với mục đích:

  • Với các tình trạng áp xe, chấn thương hay sau phẫu thuật: Hỗ trợ điều trị giảm viêm và phù nề
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh về hô hấp như là: ho, khó thở, nghẹt thở, hen suyễn, viêm phế quản hoặc các bệnh về phổi.

Giá thuốc Katrypsin?

Katrypsin là một sản phẩm công ty dược phẩm Khánh Hòa, được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Giá 1 hộp vào khoảng 40.000vnđ và có thể thay đổi tùy vào từng nhà thuốc.

Hiện nay, Katrypsin được bán ở hầu hết các cơ sở kinh doanh thuốc. Bạn có thể tìm kiếm thuốc một cách dễ dàng, đặt thuốc thì nhanh chóng và có cả dịch vụ giao thuốc tới tận nơi bạn yêu cầu.

Nguồn uy tín tracuuthuoctay.com https://tracuuthuoctay.com/thuoc-katrypsin/ , cập nhật ngày 11/06/2020.

The post Thuốc Katrypsin: Công dụng, liều dùng & cách dùng thuốc appeared first on Tra Cứu Thuốc Tây.


Dẫn nguồn từ Tra Cứu Thuốc Tây https://tracuuthuoctay.com/thuoc-katrypsin/ #dscaothanhhung, #tracuuthuoctay,

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thuốc Butridat tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu?

TraCuuThuocTay.com chia sẻ: Thuốc Butridat điều trị bệnh gì?. Butridat công dụng, tác dụng phụ, liều lượng. BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Thuốc Butridat giá bao nhiêu? mua ở đâu? Tp HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng. Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây. Butridat Tác giả: Dược sĩ Hạnh Nguyễn Tham vấn y khoa nhóm biên tập. ngày cập nhật: 16/1/2015 Nhóm thuốc: Thuốc đường tiêu hóa Dạng bào chế: Viên nén bao phim Thành phần: Trimebutin maleat 100 mg SĐK: VD-22839-15 Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm GLOMED – VIỆT NAM Nhà đăng ký: Công ty cổ phần dược phẩm GLOMED Nhà phân phối: Chỉ định: – Các chứng đau do rối loạn chức năng (Co thắt) đường tiêu hóa, dạ dày, ruột non, ruột già và đường mật (Co thắt).  – Co thắt và trào ngược thực quản (Ợ hơi, nôn, khó nuốt, nấc…)  – Hội chứng đại tràng kích thích (IBS) và co thắt đại tràng (đau quặn bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc tiêu chảy xen kẽ táo bón). Liều lượng – Cách dùng –

Thuốc Cadiazith 500 tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu?

TraCuuThuocTay.com chia sẻ: Thuốc Cadiazith 500 điều trị bệnh gì?. Cadiazith 500 công dụng, tác dụng phụ, liều lượng. BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Thuốc Cadiazith 500 giá bao nhiêu? mua ở đâu? Tp HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng. Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây. Cadiazith 500 Tác giả: Ths.Dược sĩ Phạm Liên Tham vấn y khoa nhóm biên tập. ngày cập nhật: 7/1/2019 Nhóm thuốc: Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm Dạng bào chế: Viên nén bao phim Đóng gói: Hộp 5 vỉ x 6 viên Thành phần: Azithromycin 500mg SĐK: VD-12224-10 Nhà sản xuất: Công ty TNHH US Pharma USA – VIỆT NAM Nhà đăng ký: Nhà phân phối: Chỉ định: – Azithromycin được chỉ định dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với thuốc như nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới bao gồm viêm phế quản, viêm phổi, nhiễm khuẩn da và mô mềm, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như viêm xoang, viêm họng và viêm amidan. Azit

Thuốc Tragentab tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu?

TraCuuThuocTay.com chia sẻ: Thuốc Tragentab điều trị bệnh gì?. Tragentab công dụng, tác dụng phụ, liều lượng. BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Thuốc Tragentab giá bao nhiêu? mua ở đâu? Tp HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng. Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây. Tragentab Nhóm thuốc: Thuốc đường tiêu hóa Dạng bào chế: Hỗn dịch uống Đóng gói: Hộp 1 lọ 30 ml Thành phần: Mỗi lọ 30ml chứa: Domperidon (dưới dạng Domperidon maleat) 30mg SĐK: VD-25915-16 Nhà sản xuất: Công ty cổ phần TRAPHACO – VIỆT NAM Nhà đăng ký: Công ty cổ phần TRAPHACO Nhà phân phối: Tác dụng : Domperidon là chất kháng dopamin, có tính chất tương tự như metoclopramid hydroclorid. Do thuốc hầu như không có tác dụng lên các thụ thể dopamin ở não nên domperidon không có ảnh hưởng lên tâm thần và thần kinh. Domperidon kích thích nhu động của ống tiêu hoá, làm tăng trương lực cơ thắt tâm vị và làm tăng biên độ mở rộng của cơ thắt môn vị sau bữa ăn, nhưng lại không ảnh hưởn